Học nghề là sẽ có việc làm?
Hưởng ứng chủ đề của Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3-12) năm 2011 “Cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người: Lồng ghép người khuyết tật vào trong sự phát triển”, các địa phương của Hà Nội đang triển khai các hoạt động hướng về gần 10 nghìn NKT.
Theo ông Nguyễn Đăng Hòa, Chủ tịch Hội NKT huyện Từ Liêm: “Nguyện vọng lớn nhất của NKT hiện nay vẫn là được tạo điều kiện học nghề, có việc làm để tăng thu nhập cho gia đình và nâng cao chất lượng sống. Huyện có 236 NKT có khả năng lao động đang cần trợ giúp việc làm, 112 người cần trợ giúp học nghề, 219 người cần trợ giúp học văn hóa”. Số hộ nghèo và cận nghèo chiếm 1/4 tổng số hộ nghèo toàn huyện. Ngoài 585 NKT không có khả năng lao động, còn gần 3.000 NKT ở Từ Liêm là nguồn lao động không nhỏ chưa được sử dụng.
- Nhà Tuyển Dụng đang tìm kiếm những ứng viên cần Việc Làm và mong muốn tìm được Việc Làm Nhanh, đừng bỏ lỡ cơ hội!
![]() |
Học nghề thủ công tại Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho thanh, thiếu niên khuyết tật Vì ngày mai. Ảnh: Huyền Linh |
NKT là vấn đề xã hội rất quan trọng. Điều đó đã được Đảng và Nhà nước khẳng định qua chủ trương, chính sách và nhiều chương trình hoạt động. Hằng năm, ngân sách dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho NKT. Cơ sở dạy nghề tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, công tác dạy nghề cho NKT từng bước được xã hội hóa. Cả nước có 260 cơ sở dạy nghề cho NKT trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố; trong đó 55 cơ sở chuyên biệt với 3 hình thức phổ biến (cơ sở sản xuất kinh doanh, gia đình và trung tâm dạy nghề).
- Những tin tức Viec Lam và Việc Làm 24h được Mangvieclam.com cập nhật liên tục, tham khảo ngay!
Hiện nay, hơn 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh và NKT đang tạo việc làm ổn định cho 15.000 NKT; 65% số hộ có NKT được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: miễn giảm thuế, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất… Riêng Hội Người mù quản lý 146 cơ sở, với khoảng 4.000 người; quản lý trên 31 tỷ đồng cho 13.000 hội viên vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2006, ngành LĐ – TB&XH thường xuyên tổ chức hội chợ việc làm, trong đó có khu vực dành riêng cho NKT. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân đã nỗ lực tạo việc làm cho NKT như tổ chức VNAH (Hội Bảo trợ người tàn tật Việt Nam), USAID, BREC (Hội đồng Rải Băng Xanh). Đặc biệt là mạng lưới hơn 100 đơn vị thúc đẩy việc làm hòa nhập cho NKT, ở Hà Nội có các đơn vị như: Trung tâm Sống độc lập, Vì ngày mai… Các đơn vị này đã và đang đi tiên phong trong việc tư vấn, tuyển dụng NKT vào làm việc, trợ giúp hòa nhập.
Trên thực tế việc sử dụng NKT tại doanh nghiệp, xí nghiệp vẫn chưa nhiều. Các đơn vị sử dụng nguồn lao động này chủ yếu do tinh thần nhân đạo của người quản lý hay theo chương trình hợp tác dự án với các tổ chức, chưa thực sự vì nhu cầu tuyển dụng. Nhiều cơ sở đào tạo nghề cho NKT được mở ra theo chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa gắn với việc làm. NKT được đào tạo xong không tìm được việc làm dễ dẫn đến tâm lý chán nản, bế tắc.
Giải quyết việc làm cho NKT có ý nghĩa xã hội rất lớn, đó là một phần quan trọng của chiến lược xóa đói giảm nghèo – một mục tiêu lớn mà Việt Nam và quốc tế đang cùng nỗ lực phấn đấu. Đối với NKT, để có việc làm và thu nhập cao bên cạnh sự hỗ trợ của chính sách xã hội, tổ chức nhân đạo, bản thân họ cũng phải tự trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn để khẳng định mình là người “tàn mà không phế”.
Hãy xem thêm những công việc đang tuyển sau đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply